Để có một chậu HOA HỒNG BỤI ra nhiều hoa, bạn cần lưu ý cắt tỉa đồng đều các cành cấp hoa (các cành mà về sau cho hoa), tránh để một 1 vài cành cao vống, các cành khác thấp lè tè, khiến cho dinh dưỡng không đồng đều, nơi ra nhiều bông hoa, nơi chỉ ra lèo tèo vài bông, hoa bé.
Cách trồng hoa hồng trong chậu hay xuống bồn:
 
kỹ thuật trồng hoa hồng bụi
Cắt tỉa đồng đều cả về độ cao và thời điểm giúp hoa hồng ra hoa đồng loạt
  • Chọn hướng nắng: Thời gian chiếu sáng thích hợp cho hoa hồng sinh trưởng và ra hoa đẹp là 6 tiếng/ ngày. Nên chọn hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, do nhà phố ở đô thị thường bị che khuất thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng không đủ điều kiện ra hoa.
  • Làm đất trước khi trồng: Chọn đất hay mùn tơi xốp có độ thoát nước tốt không để nước tưới bị ứ đọng làm hư bộ rễ, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ đã hoai mục để lót dưới bầu cây trước khi trồng. Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong t­ưới thật đẫm nước.Tùy vào kích thước bồn hay chậu mà chọn khoảng cách giỏ phù hợp đảm bảo lá cây nhận đầy đủ ánh sang,tránh trồng quá gần nhau cây sẽ mọc vống cao do phải cạnh tranh ánh sáng.
  • Tưới cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo, lưu ý tưới lúc chiều mát nhưng không quá trễ để nước không còn ướt lá và nụ hoa qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển. Nếu cây trồng chậu nên tưới ngày 2 lần.
 
kỹ thuật tưới nước cho hoa hồng bụi
Tưới nước dưới vòi áp lực đủ mạnh giúp xua đuổi sâu bọ, côn trùng có hại cho cây.
Cách trồng Hoa Hồng ra nhiều hoa nhất
Để có được một bông hoa hồng hay là một cây Hoa Hồng Đẹp và cho bạn nhiều hoa vào bất cứ mùa nào trong năm và nhất là về mùa đông và mùa xuân thì cây sẽ ra hoa nhiều hơn. Và sau đây mình sẽ chia sẽ cho bạn một số
KINH NGHIỆM CÁCH TRỒNG HOA HỒNG ra nhiều hoa nhất. Bài viết này sẽ tổng hợp những Kỹ Thuật Chăm Sóc Các Loại Hoa Hồng Đẹp cho các bạn yêu thích tự tạo ra những vườn hoa riêng biệt cho mình.
Đầu tiên muốn cho cây khỏe thì phải cho bộ lá của cây phát triển xanh và khỏe và hoàn toàn không bị sâu bệnh hại, bạn có thể dùng thuốc để phun cho cây để cho lá của cây trở nên xanh và phát triển hơn nữa.
Đặc biệt để cho cây phát triển thì quan trọng nhất là yếu tố là chuẩn bị trước khi trồng, (đất trồng và phân bón cho cây và cách tỉa lá với hạ cành vào từng mùa).
Cách trồng cây trong chậu: Đầu tiên ta lót đáy chậu bằng than củi để thoát nước tốt, không dùng than đước có hàm lượng muối cao sẽ làm hư rễ. Trồng cây vào chậu có kích thước phù hợp gấp 1,5- 2 lần bầu đất (không nên trồng chậu quá to ở giai đoạn đầu).
Khi trồng cây, dùng ngón tay nhấn chặt để gốc không bị lỏng. Để nơi thoáng mát 3-5 ngày, tưới rất ít, chỉ cần giữ cho đất có độ ẩm vừa phải. Sau đó đem ra nắng và tăng lượng nước tưới.
Cây nảy mầm (mọc chồi mới) (4-10 ngày). Hàng tuần bón phân hữu cơ vi sinh tổng hợp do Vườn Hồng nghiên cứu và áp dụng rất thành công cho vườn của mình và tại nhà của khách. Bón ra xa gốc. Lưu ý là Phân Vi Sinh Hữu Cơ Tổng Hợp chỉ dùng đúng liều lượng, tuyệt đối không dùng dư. Bón phân xong lấp đất lên hệ sinh vật hoạt động hiệu quả nhất.
Đó là cách trồng cây trên chậu để cho cây có đầy đủ dinh dưỡng để cho phát triển về sau này.
 
Chăm sóc
Bón phân: sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ. Không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn. Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt bón xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại, sử dụng muỗng cà phê để dịnh lượng phân bón cho an toàn.Tránh làm ảnh hưởng đến rể cây hoa Hồng và phân không được gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng.
Định kỳ phun thuốc phòng chống bọ trĩ và nhện đỏ vào mùa hè nắng nóng, phun thuốc phòng nấm đốm đen,phấn trắng vào mua xuân và mùa mưa.
Nếu ngâm phân với nước để tưới thì sử dụng 1 muỗng cà phê/ 4 lít nước, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc…
Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa Hồng có sức đâm nhánh mới,từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.
Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưởng. Ngược lại cây hoa Hồng cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.
 
Tỉa cành lá, tỉa nụ:
Bắt đầu tỉa bớt lá của cây để cho gốc cây thoáng hơn để tránh cho cây bị bệnh, Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, Đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa Hồng có sức đâm nhánh mới, Khi đó, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.
Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưởng. Ngược lại cây cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.
 
kỹ thuật tỉa cành hoa hồng
Cắt tỉa cành tăm, cành vô hiệu
Sau khi mầm chính lên cao 20-25cm, thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để 4-5 cành cấp 1 toả đều xung quanh tạo thành bộ khung chính của cây. Thường xuyên tỉa bỏ các cành tăm, cành hương để cây được thông thoáng. Ngoài ra cần thường xuyên tỉa nụ để ổn định số nụ trên cành cây, giúp cho bông hoa to, đủ dinh dưỡng, giảm sâu bệnh. Phương pháp tỉa cành, ngắt ngọn, ngắt nụ,  tạo hình cho cây hoa hồng được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra những chồi mới. Trong quá trình chăm sóc, chú ý tỉa bớt những nhánh xấu để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa cho nhánh khỏe.
Khi ta cắt như vậy cây sẽ khỏe hơn và tập trung nhiều dinh dưỡng cho cây hơn và tạo ra cho bạn một cây hoa hồng cho nhiều hơn hơn tất cả các cây khác.
 
CẮT CÀNH HOA HỒNG
Cắt hoa Hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước). Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa Hồng vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một nhát nữa. Dùng dao bén mà cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu đi. Còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư… sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi là có hoa để chưng trong nhà hoặc  tặng cho người khác.
Trồng hoa Hồng đòi hỏi sự quan tâm và chăm chút của người trồng, đáp lại khi hoa Hồng nở sẽ tạo nhiều niềm vui cho mọi người xung quanh.
VƯỜN HỒNG CÂY ĐẸP VIỆT mách bạn bài viết chuyên sâu về CẮT TỈA CÀNH HỒNG ĐỂ BẬT NHIỀU MẦM, mời các bạn xem tại đây để CẮT TỈA ĐÚNG KỸ THUẬT, ĐẠT HIỆU QUẢ CAO.
 
Sâu bệnh hại hoa hồng
Cần tưới cho cây hoa Hồng đủ nước để lá quang hợp, nếu để cây quá khô dễ xuất hiện nhện đỏ hút chích làm cây bị suy yếu dần. Lá cây bị nhợt màu và vàng lá, quăn queo rồi rụng đi. Đề nghị tưới bổ sung đủ nước và bón thêm phân bón lá bổng sung vitamin cho cây hoa Hồng. Trường hợp xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá đó là rệp sáp, dùng tay ngắt bỏ lá bị bám hay tiêu diệt các đốm trắng. Nếu diện tích trồng nhiều cần tư vấn nơi bán thuốc BVTV chọn loại thuốc phù hợp không độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
 
Bệnh phấn trắng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây. Về mùa xuân hay bị bệnh phấn trắng, do không khí ẩm ướt. Bạn có thể cắt bớt cành lá bị bệnh phấn trắng nặng, thu dọn lá già bệnh ở quanh gốc. Có một số cách trị phấn trắng an toàn như phun dầu rửa bát hòa loãng, dùng bông tẩm cồn lau những bộ phận cây bị phấn trắng. Nếu cây vẫn bảo toàn được bộ rễ khỏe mạnh thì đến cuối mùa xuân cây sẽ đỡ bệnh dần, thay lớp lá mới cây sẽ khỏe mạnh trở lại.
 
Bệnh đốm đen: Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thư­ờng phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt.
 
Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt d­ới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc.